0937620362
Gà rừng Việt Nam là phân loài chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 8-9 lạng. Chim trống có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Gà mái nhỏ thua gà trống và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Chân xám nhạt. Nhìn bề ngoài, gà rừng đẹp mã, lông đỏ, chân chì, cựa dài nhọn, đôi tai trắng phau. Gà rừng trưởng thành cân nặng khoảng 8-9 lạng, dáng dấp thon gọn và nhanh nhẹn.
Có những con gà rừng có tai trắng, chân chì với màu lông tía sặc sỡ. Gà rừng khác gà ta ở nhiều chi tiết như lông gà rừng có màu sắc rực rỡ hơn, đẹp hơn, chân màu đen, tích trắng, mồng lá nhỏ/ Phổ biến nhất trong các loại gà rừng đang được nuôi làm gà kiểng là gà đỏ với tai trắng, màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon. Con đực khi trưởng thành có sải cánh dài 20–25 cm, màu lông đỏ tía, nặng từ 8-9 lạng trong khi con cái chỉ có màu lông nâu xỉn và kích thước nhỏ bé hơn.
Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà rừng thấy có chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14 mg% Ca, 263 mg% P, 0,4 mg% Fe và một số vitamin. Thịt có vị ngọt, tính ấm. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, thịt gà rừng có thể Chữa ngộ độc nhãn rừng, Chữa gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy là chân gà (hay nhất là chân gà trống) và Sơn kê là tên dược liệu của thịt và chân gà rừng
Gà rừng sống định cư và ở trong nhiều loại rừng. Môi trường sống thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày như sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang. Mùa sinh sản của gà rừng bắt đầu vào tháng 3. Vào thời kỳ này gà trống gáy nhiều lúc sáng sớm và hoàng hôn. Một con đực đi với nhiều con mái. Tổ làm đơn giản, trong lùm cây bụi, Mỗi lứa đẻ 5 -10 trứng, ấp 21 ngày. Con non đẻ ra khoẻ.